Bạn có biết mỗi ngày thận phải làm việc 24h để loại bỏ lượng nước dư thừa và các chất thải trong cơ thể. Thận khỏe mạnh có thể lọc lượng máu tương đương 300 lần lượng máu cơ thể mỗi ngày.
Với cường độ làm việc của thận như vậy nếu chúng ta không chú ý sẽ vô tình để thận mắc phải những căn bệnh nguy hiểm.
Có bao nhiêu bệnh về thận? Triệu chứng như thế nào?

Ngoài những bệnh nguy hiểm như ung thư thận, thận đa nang,… Thận còn dễ mắc phải các bệnh phổ biến sau:
- Sỏi thận: nếu có những biểu hiện như khó tiểu, tiểu buốt, rát, màu sắc nức tiểu thay đổi, lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng,… thì bạn có thể đang gặp phải gỏi thận.
- Viêm thận: viêm thận chia làm 2 dạng (viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính) là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hay do ngộ độc thuốc.
- Viêm ống thận cấp: Thường do ngộ độc chì, thủy ngân, sunfamit làm người bệnh không tiểu được, urê máu cao, nước tiểu có protein.
- Thận nhiễm mỡ: người bệnh bổng thấy bị phù rất đột ngột hoặc phù sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng.
- Hội chứng thận hư: tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng.
- Suy thận: là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể.
Nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu sau đây thì nên đi khám để phát hiện bệnh sớm tránh để những biến chứng do bệnh gây ra:
- Đi tiểu thay đổi: tiểu buốt, khó tiểu, màu nước tiểu thay đổi,…
- Đau lưng/ đau ngang vùng thắt lưng.
- Ớn lạnh, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung.
- Phù nề tay chân, mặt.
- Hơi thở có mùi amoniac.
- Chán ăn, buồn nôn và nôn.
- Thở nông, khó thở.
Ngoài ra nếu bạn thuộc những trường hợp sau, bạn có thể dễ bị mắc bệnh về thận hơn so với những người khác:
- Người bệnh tiểu đường: suy thận là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, người bị tiểu đường gia tăng kéo theo người bị suy thận cũng gia tăng.
- Người bệnh huyết áp cao: hoạt động của thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi huyết áp tăng cao kéo dài.
- Dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính: thường xuyên sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, hệ thống lọc của thận sẽ bị giảm chức năng dẫn đến hiện tượng suy thận.
- Người cao tuổi: chức năng của thận càng suy giảm khi tuổi càng cao.
Vậy làm sao để phòng tránh bệnh về thận?

Ngoài những phương pháp để điều trị, thay đổi lối sống cũng là cách để bạn phòng tránh và điều trị các bệnh về thận hiệu quả hơn:
- Thay đổi lối sống lành mạnh: ăn uống hợp lý ( giảm đạm hoặc giảm muối ), tập luyện thể thao vừa sức đều đặn mỗi ngày, giảm cân ( nếu cân nặng của bạn chưa hợp lý),…
- Kiểm soát chỉ số huyết áp và đường huyết.
- Tránh những chất kích thích như thuốc lá, cà phê,… hạn chế tối đa một vài loại thuốc giảm đau.
Tuy nhiên để biết được tình trạng của mình, bạn nên đi khám kiểm tra khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh thận để được các bác sĩ tư vấn kỹ hơn!